Tổng quan Ngũ hình quyền

Một trong những nét đặc sắc của võ thuật cổ truyền Trung Hoa dựa trên sự nghiên cứu thói quen và tư thế chiến đấu của loài vật. Trải qua nhiều thế kỷ, đặc tính của các loài vật và ngay cả côn trùng đã được mô phỏng, rút tỉa tinh hoa, tái tạo thành kỹ thuật chiến đấu cho con người. Việc nghiên cứu về tư thế chiến đấu của loài vật tác động lớn vào nền võ thuật cổ truyền Trung Hoa và thành quả có được chính là Ngũ Hình Quyền, một bộ phận chính thống trong võ công Thiếu Lâm có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nhiều môn võ khác.[3]

Nguyên thủy của ngũ hình quyền được bắt đầu từ Hình ý quyền của Võ phái Thiếu Lâm Hà Nam, sau đó được phát triển mạnh mẽ thông qua hệ thống ngũ hình quyền ở phái Vịnh Xuân QuyềnHồng Gia Quyền. Ngoài ra một yếu tố liên hệ đến là bài Ngũ Cầm Hí (五禽戲), tập luyện dựa theo động tác của năm loài vật: hổ, hươu, gấu, khỉchim của Hoa Đà.[4]

Ngũ Hình quyền có nguồn gốc ban đầu từ Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam vào thời nhà Nguyên do Thu Nguyệt thiền sư, là pháp danh của Bạch Ngọc Phong, sáng tác trên cơ sở phát triển của 173 chiêu thức của La Hán Thập Bát thủ (18 thế tay của phật A La Hán) để chế ra Ngũ Hình quyền gồm các bài quyền dựa theo những con thú nói trên và một bài tổng hợp của năm con thú.[5] Sau này bộ Ngũ Hình quyền này đã truyền vào chùa Nam Thiếu LâmPhúc Kiến, do vậy các phái võ miền Nam Trung Hoa có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến đều có Ngũ Hình quyền, ví dụ như Vịnh Xuân quyền chẳng hạn cũng có bài Ngũ Hình quyền riêng không giống Ngũ Hình quyền của Hồng Gia quyền.

Trong các yếu tố trên thì Long quyền thuộc hỏa, lấy tâm làm chủ, luyện thần. Xà quyền thuộc hành kim, chủ phế, luyện khí (tiên thiên). Hổ quyền thuộc mộc, chủ can, luyện gân. Báo quyền hành thổ, chủ tì, luyện lực. Hạc quyền thuộc thủy, chủ thận, luyện tinh. Hệ thống ngũ hình còn gắn với triết lý Ngũ hành của Phương Đông và lấy làm căn bản trong các võ phái sau này.[6] Con vật được nhắc đền đầu tiên trong hệ thống ngũ hình quyền cũng như hình ý quyền nói chung là hổ, là con vật được nhắc đến nhiều nhất trong các bài mô phỏng về động tác của thú, trong hình ý quyền thì hổ thuộc mạng mộc và tiêu biểu cho mùa xuân.[7]